Thông tin chỉ thật sự hữu ích khi nó có thể truyền đến mọi người, và để làm được điều đó, thông tin cần phải được trình bày tốt. Trong thời đại công nghệ cao như hiện nay, thộng tin bùng nổ 1 cách quá tải, đòi hỏi người đọc phải luôn chọn lọc và họ chỉ có thể nạp vào đầu những thông tin có nội dung rõ ràng, dễ nhớ. Đó cũng là lý do ra đời của phong cách thiết kế infographic độc đáo.
Sơ lược về phong cách thiết kế infographic
Infographic có thể giúp bạn đơn giản hóa những chủ đề phức tạp, những thông tin, số liệu nhàm chán thành 1 hình ảnh đơn giản và trực quan, thu hút hấp dẫn. Nó dễ dàng truyền tải thông điệp bên trong đến người xem chỉ trong thời gian ngắn khi họ lướt nhìn qua bức ảnh. Có thể nói phong cách thiết kế infographic là 1 công cụ hữu hiệu, hiện đang được các doanh nghiệp trên mọi ngành nghề tận dụng tối đa, để đầu tư vào các chiến dịch quảng cáo của họ.
Xét về độ hiệu quả của infographic, có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng bộ não của con người có khả năng xử lý thông tin hình ảnh nhanh hơn gấp 60.000 lần so với thông tin dạng văn bản. Và sự thật đã được kiểm chứng khi có đến 72% marketers phản hồi về việc quảng cáo của họ thành công hơn sau khi sử dụng phong cách thiết kế infographic. Do đó infographic thường được ứng dụng vào việc thiết kế catalogue, thật khó tưởng tượng một ai đó có thể đọc hết 1 cuốn catalogue hàng chục trang khi chỉ toàn chữ và chữ.
Quy tắc vàng để thiết kế Infographic độc đáo
Chọn lọc dữ liệu: Khi bạn có rất nhiều dữ liệu từ những nguồn đa dạng khác nhau: dữ liệu từ báo cáo của cấp dưới, dữ liệu thu thập được từ internet, dữ liệu từ tài liệu chuyên môn,…. việc trước hết bạn cần làm là chọn lọc ra, xem đâu mới là dữ liệu quan trọng và chính xác cần thể hiện. Kết hợp những nguồn dữ liệu đó lại với nhau nếu có thể.
Đọc mọi thứ thật chi tiết: Sai lầm thông thường của nhiều người là chỉ đọc phần tiêu đề, phần mô tả và sau đó họ lướt wa phần nội dung. Nếu bạn là 1 nhà thiết kế infographic, bạn cần phải tránh sai lầm này. Bởi có thể sẽ còn có những thông tin quan trọng cần thể hiện lại nằm trong phần nội dung mà bạn vô tình bỏ qua nếu chỉ đọc lướt qua nó. Hãy bảo đảm rằng bản hình ảnh infographic của bạn chứa đầy đủ thông tin quan trọng.
Dữ liệu nhàm chán sẽ dẫn đến 1 bức ảnh infographic nhàm chán. Do đó hãy cố gắng tường thuật lại những thông tin đó như 1 kể 1 câu chuyện chẳng hạn, thay cho việc chỉ liệt kê các con số. Việc nghĩ ra câu chuyện ở bước này là rào cản khó khăn nhất và quyết định đến chất lượng bản thiết kế infographic độc đáo của bạn.
Thông tin mà bạn sử dụng cần phải chính xác. Đôi khi các nhà quảng cáo vẫn thường ra yêu cầu cho designer rằng hãy thay đổi dữ liệu theo hướng có lợi cho họ, ví dụ như nâng số lượng khách hàng tin dùng trong năm từ 50% lên 70%,… nhằm tạo sự tin tưởng hơn cho khách hàng. Cách làm này không chỉ vô ích mà còn phản tác dụng, bởi những khách hàng tốt sẽ cảm thấy khó chịu khi mình bị đánh lừa. Tốt nhất là không nên sử dụng dữ liệu giả vào inphographic nói riêng, cũng như các dạng thiết kế quảng cáo khác nói chung.
Tạo ra 1 đối tượng dẫn dắt toàn bộ nội dung dữ liệu của bạn. Đây là cách để mọi thông tin của bạn được list ra 1 cách tự nhiên nhất mà vẫn bảo đảm được cấu trúc dữ liệu. Khi người xem có suy nghĩ hướng về đối tượng cũng là lúc họ tập trung tìm thông tin mà bạn đã lồng ghép vào.
Khi bạn đã có những dữ liệu được sàng lọc, câu chuyện dẫn dắt nội dung thú vị, thì bước tiếp theo bạn cần vẽ ra 1 sơ đồ lồng kết tất cả lại với nhau (wireframe) và gửi chúng cho khách hàng. Hiển nhiên đây chưa phải là bản thiết kế infographic độc đáo hoàn chỉnh, nhưng bạn cần nó để hệ thống lại, cũng như cần thêm những ý kiến từ phía khách hàng để nó hoàn thiện hơn và tránh những sai xót trong quá trình làm việc của 2 bên.
Chọn cách format dữ liệu: Có rất nhiều cách biểu diễn dữ liệu: từ các sơ đồ, mô hình, các đường biểu diễn,..cho đến cách format đơn giản nhất là chỉ việc sử dụng con số. Hãy chọn loại format phù hợp với cách kể câu chuyện của bạn như bên trên
Sau khi đã có bản thiết kế infographic độc đáo theo đúng trình tự, việc kế đến bạn cần làm đó là kiểm tra hiệu quả thực tế của nó. Cách kiểm tra khá đơn giản và khách quan nhất là hãy đưa những thiết kế này cho những người xung quang như đồng nghiệp, bạn bè của mình đánh giá về nó, sau khi lướt qua nó, họ ấn tượng với những thông tin nào, nhớ được những dữ liệu quan trọng gì, từ đó điều chỉnh lại cho phù hợp.
Xuất bản nó ra. Dù bạn đã đầu tư tính toán kỹ lưỡng tất cả mọi thứ, thì việc liệu bản thiết kế infographic độc đáo kia có thật sự mang lại ấn tượng và hiệu quả không vẫn nằm ngoài dự liệu của bạn. Xuất bản và công khai nó, chia sẻ cho mọi người và nhận phản hồi, đó mới là phép thử khách quan và thực tế nhất. Chỉ khi đem ra công bố như thế bạn mới có thể tìm ra những sai xót ở mức nhỏ nhất mà mình không thể tìm ra bằng các biện pháp nghiệp vụ. Nghe có vẻ hiển nhiên nhưng nếu bạn làm 1 chiến dịch lâu dài thì việc xuất bản, nhận phản hồi và sửa chữa này là 1 khâu cần thiết không thể bỏ qua.