Để doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động và từng bước đi lên, đòi hỏi người lãnh đạo ngoài tầm nhìn chiến lược, kỹ năng thuyết phục, còn phải có thêm rất nhiều kỹ năng trong công tác đối đãi với nhân viên cấp dưới. Vậy đâu là những bí mật để trở thành người sếp có khả năng quản lý tốt doanh nghiệp của mình?
Hiểu đúng khái niệm về 1 người sếp tốt
“Sếp” là từ mà chúng ta thường dùng để gọi người cấp trên của mình. (Nó bắt nguồn từ “chief” trong tiếng Anh, nghĩa là chánh, trưởng). Trong lĩnh vực kinh doanh thì sếp chính là quản lý, giám đốc.
Có những người khi vừa buớc vào kinh doanh, họ chỉ tập trung vào việc làm sao để kiếm được thật nhiều doanh thu. Họ bỏ qua việc quan tâm chăm lo cho đời sống nhân viên, cũng như tận tình với khách hàng, mà họ chỉ cố gắng luồn lách sao cho có lợi nhất được về phía họ. Và dĩ nhiên, những người quản lý đó sẽ dễ rơi vào cảnh cô độc, mất niềm tin ở cả phía khách hàng lẫn nhân viên cấp dưới…
Bên cạnh đó có nhóm người quản lý khác, họ dùng chữ tâm làm nền tảng cho mọi việc: tận tâm với từng khách hàng, quan tâm đến từng nhân viên, chú tâm đến từng chi tiết của sản phẩm. Với những người này, dù cho họ có gặp nhiều khó khăn phía trước, nhưng sớm muộn gì họ cũng sẽ thành công. Bởi đó là những người sếp tốt.
1 người sếp tốt phải là người có thể mang lại nhiều giá trị cho bản thân, cho nhân viên và cả cho khách hàng của họ.
Làm thế nào để trở thành người sếp quản lý tốt doanh nghiệp?
Đối với doanh nghiệp: Điều đầu tiên mà các chủ doanh nghiệp cần làm đó là xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình, khiến nó trở nên ấn tượng và có thể thuyết phục khách hàng tiềm năng. Nếu bạn may mắn được ủy nhiệm vai trò quản lý / giám đốc bộ phận nào đó trong 1 công ty đã và đang phát triển, xin chúc mừng và bạn có thể bỏ qua giai đoạn xây dựng. Tuy nhiên phát triển thương hiệu là việc không bao giờ thừa, hãy làm mọi cách để thương hiệu của mình có thể đến gần hơn với cộng đồng, tiếp xúc được nhiều thành phần đối tượng hơn, như vậy bạn sẽ dễ dàng tiếp cận với khách hàng khi họ có nhu cầu hơn.
Đối với khách hàng: Sản phẩm và dịch vụ của bạn là cái mà họ quan tâm, tuy nhiên có rất nhiều đối thủ cạnh tranh của bạn cũng có cùng mặt hàng đó. Do đó để thuyết phục khách hàng và kéo họ về phía mình thì phải biết cách thiết lập quan hệ và tạo dựng lòng tin. Cho họ thấy bạn ngoài năng lực, ngoài sản phẩm tốt, bạn cũng là người có thể xã giao tốt với nhiều kỹ năng sống thú vị.
Đối với nhân viên: Nhân viên là nguồn lực mạnh của doanh nghiệp. Đừng bao giờ nghĩ 1 khi có nhiều doanh thu từ khách hàng thì bạn có thể sa thải và tuyển nhân viên khác 1 cách dễ dàng. Đừng đối xử với họ như những kẻ làm thuê, mà hãy xem họ như những cộng sự đắc lực. Khi họ thấy được sự nhiệt tình từ bạn thì họ cũng sẽ làm việc hết khả năng của mình. Đó cũng là lúc bạn không còn đơn độc khi phải điều hành cả 1 doanh nghiệp.
——————————————–
Trên đây chỉ là những bước đi hết sức cơ bản cho những ai muốn trở thành 1 người sếp thành công. Nếu bạn quan tâm, hãy theo dõi thêm những bài viết chi tiết về cách quản lý tốt doanh nghiệp. Hãy để lại email tại form bên dưới để chúng tôi có thể gửi ebook cho bạn mỗi khi có bài viết mới.
[sibwp_form]